TRÁI PHIẾU LÀ GÌ? ĐẦU TƯ TRÁI PHIẾU CÓ AN TOÀN KHÔNG?

Trái phiếu là một kênh đầu tư an toàn rất được yêu thích bởi hầu hết các nhà đầu tư trên thị trường. Trong bài viết này, DH Group sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu xem đầu tư trái phiếu có an toàn không và có nên đầu tư vào trái phiếu không nhé.

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Trái phiếu là gì?

Các loại trái phiếu phổ biến

Phân biệt trái phiếu và cổ phiếu

Đầu tư vào trái phiếu có thực sự an toàn

Lời kết

Trái phiếu là gì?

Trái phiếu là gì?

Ngoài cổ phiếu ra, thì chúng ta còn được nghe một khái niệm khác rất quen thuộc, đó là trái phiếu. Trong bài viết này, DH Group sẽ giúp các bạn tìm hiểu về trái phiếu theo cách đơn giản và dễ hiểu nhất. 

Vậy trái phiếu là gì?

Trái phiếu là một loại chứng khoán huy động vốn trong đó quy định nhà phát hành (đi vay) phải trả cho cho nhà đầu tư (cho vay) một khoản tiền với một lãi suất cố định trong một thời gian xác định. Nhà phát hành trái phiếu phải hoàn trả khoản cho vay cho nhà đầu tư khi nó đáo hạn.

Trái phiếu là chứng khoán nợ, vì vậy khi công ty bị giải thể hoặc phá sản, người nắm giữ trái phiếu được ưu tiên thanh toán trước cổ đông nắm giữ cổ phiếu. Khác với người nắm giữ cổ phiếu, trái chủ (người nắm giữ trái phiếu) không có quyền tham gia vào hoạt động của công ty.

Các loại trái phiếu phổ biến

Hiện nay, trái phiếu thường được phân loại dựa trên nhiều đặc điểm khác nhau, phổ biến là cách phân loại theo chủ thể phát hành, cùng tìm hiểu xem trái phiếu có những loại nào để cân nhắc cho mình một kế hoạch đầu tư an toàn

Các loại trái phiếu phổ biến

Trái phiếu ngân hàng: Các tổ chức tài chính, ngân hàng phát hành trái phiếu nhằm tăng thêm vốn để hoạt động.

Trái phiếu chính phủ: Chính phủ phát hành trái phiếu để đáp ứng được nhu cầu chi tiêu. Ngoài ra còn có mục đích để huy động số tiền nhàn rỗi của dân, tổ chức kinh tế – xã hội. Trái phiếu của Chính phủ được xem là có uy tín và ít rủi ro nhất trên thị trường.

Trái phiếu doanh nghiệp: Đây là các trái phiếu được các doanh nghiệp, công ty phát hành ra để tăng vốn hoạt động cho doanh nghiệp. Trái phiếu của doanh nghiệp có rất nhiều loại và vô cùng đa dạng.

Phân biệt trái phiếu và cổ phiếu

Phân biệt trái phiếu và cổ phiếu

1. Điểm giống nhau:

  • Cổ phiếu và trái phiếu là phương thức để Công ty huy động nguồn vốn.

  • Cổ phiếu và trái phiếu đều là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu.

2. Điểm khác nhau:

 

So sánh

Trái phiếu

Cổ phiếu

Về bản chất

Trái phiếu là chứng chỉ ghi nhận nợ của tổ chức phát hành và quyền sở hữu đối với một phần vốn vay của chủ sở hữu.

Cổ phiếu là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ ghi nhận quyền sở hữu đối với một phần vốn điều lệ công ty.

Về chủ thể có thẩm quyền phát hành

Công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn đều có quyền phát hành trái phiếu.

Chỉ có Công ty cổ phần có quyền phát hành cả cổ phiếu. Công ty trách nhiệm hữu hạn không có quyền phát hành cổ phiếu.

Tư cách chủ sở hữu

 

Người sở hữu trái phiếu không phải là thành viên hay cổ đông của công ty, họ trở thành chủ nợ của công ty.

Người sở hữu cổ phiếu được gọi là cổ đông của công ty cổ phần

 

Quyền của chủ sở hữu

Người sở hữu trái phiếu do công ty phát hành được trả lãi định kỳ, lãi suất ổn định, không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty.

 

Người sở hữu cổ phiếu của công ty cổ phần trở thành cổ đông của công ty và tùy thuộc vào loại cổ phần họ nắm giữ, họ có những quyền khác nhau trong công ty. Người sở hữu cổ phiếu của công ty cổ phần được chia lợi nhuận (hay còn gọi là cổ tức), tuy nhiên lợi nhuận này không ổn định mà phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Họ có quyền tham gia vào việc quản lý và điều hành hoạt động của công ty, tham gia biểu quyết các  vấn đề của công ty, trừ cổ đông ưu đãi cổ tức và cổ đông ưu đãi hoàn lại không được dự họp Đại hội đồng cổ đông và biểu quyết các vấn đề của công ty.

Thời gian sở hữu

Có một thời hạn nhất định được ghi trong trái phiếu.

Không có thời hạn cụ thể, nó phụ thuộc vào ý chí và quyết định của chủ sở hữu cổ phiếu.

Trái phiếu thực ra có phải kênh đầu tư an toàn?

Lãi suất càng cao, rủi ro càng lớn, câu nói này không loại trừ kênh đầu tư trái phiếu. Ở phía nhà đầu tư cá nhân, không nên chỉ quan tâm đến con số lợi nhuận thu được mà còn phải quan tâm tới các yếu tố khác nhằm giảm bớt rủi ro. Khi quyết định mua trái phiếu, nhà đầu tư phải đánh giá xem quy mô hoạt động, tính khả thi của dự án và khả năng trả nợ của doanh nghiệp mà mình muốn mua trái phiếu.

Những ưu điểm và nhược điểm 

Đầu tư trái phiếu có thực sự an toàn

1. Ưu điểm

Trái phiếu là kênh đầu tư an toàn và ít rủi ro hơn nhiều so với việc đầu tư vào cổ phiếu.

Lợi tức (lãi suất) mà bạn nhận được thường kỳ là cố định. Không hề phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của nhà phát hành trái phiếu.

Trong trường hợp xấu xảy ra như nhà phát hành trái phiếu bị giải thể hay bị phá sản. Thì trái phiếu cũng sẽ được ưu tiên trả trước so với cổ phần ưu đãi và cổ phần thông thường. Điều này khiến cho nhiều nhà đầu tư có cảm giác yên tâm hơn khi đưa ra quyết định đầu tư.

2. Nhược điểm

Trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu vỡ nợ. Có thể doanh nghiệp sẽ không có khả năng chi trả công nợ cho người sở hữu trái phiếu. Bởi vì, trái phiếu doanh nghiệp không được đảm bảo vô điều kiện bởi tín dụng chính phủ mà phụ thuộc vào khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp.

Nếu rời vào thời điểm rớt giá, nhà đầu tư bán trái phiếu vào cuối thời hạn của trái phiếu. Thì sẽ không nhận được nhiều như khoản đầu tư trái phiếu ban đầu nữa. Vì vậy, bạn cần cân nhắc khi bán trái phiếu của mình trong từng thời điểm.

Lời kết

Ngoài những thông tin về doanh nghiệp, chúng ta vẫn phải theo dõi tình hình của những luật mới, những nghị định, quy định mới của ủy ban chứng khoán và bộ tài chính liên quan đến việc đầu tư trái phiếu. Và cần những tổ chức tín nhiệm để đánh giá về uy tín của doanh nghiệp, đây là kênh ít rủi ro nhưng vẫn phải phụ thuộc vào khả năng của doanh nghiệp. 

Nói cho cùng thì chúng ta cũng cần phải biết ai là người vay tiền mình, họ hoạt động kinh doanh ra sao và có chiến lược kinh doanh như thế nào để chúng ta đảm bảo rằng đây là khoản đầu tư an toàn. Và cũng đừng nên chạy theo những khoản lãi suất cam kết quá cao vì có những doanh nghiệp họ đang cần vay tiền nhanh nên họ đưa ra cam kết lãi suất cao dẫn đến các hệ lụy không hay sau này. 

TÌM HIỂU MÔ HÌNH ĐẦU TƯ ĐỐI ỨNG - DH GROUP.

LÃI SUẤT ĐẦU TƯ : 12.6%/Năm - 19.2%/Năm.

Loại hình ĐẦU TƯ: ĐẦU TƯ CÓ TÀI SẢN ĐẢM BẢO.

Link thông tin: https://dautudoiung.com/dau-tu-doi-ung.html

Thông tin tập đoàn:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DHGROUP

- Lĩnh vực kinh doanh chính: Chuỗi Siêu Thị Mini, Bất động sản, Dịch vụ du lịch, Cung ứng nguồn nguyên liệu...

- Quỹ đất: Sở hữu quỹ đất rộng lớn lên đến 578,565,6m2 tại 17 tỉnh thành.

- Phạm vi hoạt động: Quy mô 15 chi nhánh VPĐD trải dài cả nước.

- Trụ sở chính: L10-06, Tầng 10, Tòa nhà Vincom Center, Số 72, Đường Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

- Văn phòng ĐD: Số 50, Đường số 7, KDC Cityland Center Hills, Phường 7, Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

- Chi nhánh Hà Nội: Số 33, Ngõ 165, Đường Cầu Giấy, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

- Chi nhánh Đà Nẵng: Số 433, Đường Nguyễn Hữu Thọ, Phường Khuê Trung, Quận Cẩm Lệ, Thành Phố Đà Nẵng, Việt Nam.

- Hotline: 0989533457

- Email: cskh@dhgroup.com.vn

1943 lượt xem
icon zalo
0989533457